Bản đồ quy hoạch khu đô thị vệ tinh Xuân Mai khu 1 tỷ lệ 1/2000

5/5 - (4 bình chọn)

1. Tên đồ án: Quy hoạch khu đô thị vệ tinh Xuân Mai khu 1 tỷ lệ 1/2000

Địa điểm: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

2. Vị trí, ranh giới và quy mô nghiên cứu:
a) Vị trí: Thuộc địa giới hành chính thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
b) Phạm vi, ranh giới nghiên cứu:
– Phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình,
– Phía Đông là tuyến đường quy hoạch (mặt cắt ngang rộng 30m) và giáp khu vực ngoại thị của đô thị vệ tinh Xuân Mai;
– Phía Nam là các tuyến đường quy hoạch (mặt cắt ngang rộng 24m, 30m) và ranh giới Phân khu đô thị Xuân Mai (Khu 2).
c) Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch:
– Diện tích đất khoảng 889.95ha.
– Số dân, sinh viên đến năm 2030 khoảng 74.300 người (trong đó: Dân số đô thị khoảng 58.100 người; Học viên, sinh viên lưu trú khoảng 16.200 người).
3. Tính chất và chức năng chính:
Theo Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai đến năm 2030 và Nhiệm vụ quy hoạch được duyệt, khu vực thuộc Phân khu đô thị Xuân Mai (Khu 1) được xác định là khu đô thị hiện hữu, bao gồm các chức năng chủ yếu: ở, thương mại, hành chinh, y tế, giáo dục đào tạo, công cộng, an ninh – quốc phỏng, cây xanh đô thị; có vai trò là trung tâm chính của một cực phát triển trong đô thị vệ tỉnh Xuân Mai.
Các tiêu chí về quy mô diện tích, dân số, tính chất, chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch được xác định trong đồ án cũng đáp ứng mô hình đơn vị hành chính cấp thành phố trực thuộc Thủ đô (theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính), đảm bảo thống nhất với nội dung Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã hoàn thành lập và phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị. Quy hoạch phân khu đô thị Xuân Mai (Khu 1), tỷ lệ 1/2000 cơ bản đã đáp ứng các định hướng trong nội dung của Nhiệm vụ quy hoạch phân khu được duyệt và có thể linh hoạt chuyển tiếp, cập nhật vào đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trong giai đoạn tới.
4. Ý tưởng chủ đạo:
– Nâng cấp cải tạo và mở rộng trung tâm thị trấn Xuân Mai hiện hữu, xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo nhu cầu phục vụ đô thị Phát triển các trung tâm thương mại theo mô hình TOD tại các tuyến giao cắt giữa quốc lộ 6 với trục trung tâm đô thị. Hình thành các trung tâm dịch vụ thương mại, y tế, văn hóa và hành chính của đô thị. Khai thác điều kiện địa hình, cảnh quan, cây xanh, sông ngòi, kênh mương và mặt nước hiện có phát triển tạo khung không gian xanh cho toàn đô thị.
– Phù hợp với nội dung định hưởng nghiên cứu điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gần với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội và phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị.
5. Mục tiêu quy hoạch:
Cụ thể hóa các đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011), Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016), Quy hoạch chung đô thị vệ tỉnh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10.000 (UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 04/6/2015). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Chương Mỹ đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 (UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2758/QĐ-UBND ngày 24/4/2013)

Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm độ thị trung tâm – Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000 (UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 15/3/2022). Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 08/4/2022) và các Quy hoạch ngành được phê duyệt theo Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu đô thị Xuân Mai (Khu 1), tỷ lệ 1/2000 (tại Quyết định số 2295/QĐ-UBND ngày 12/5/2016). Thực hiện chủ trương chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại Thông báo số 683-TB TU ngày 09/3 2022, của

Ban Cán sự đảng UBND Thành phố tại Thông báo số 868-TB/BCSĐ ngày 18/10/2021 và của UBND Thành phố tại Thông báo số 695/TB-UBND ngày 19/9/2022. Cải tạo và nâng cấp khu vực thị trấn Xuân Mai hiện hữu gắn với xây dựng
mới có mức độ các khu chức năng đô thị, hướng tới mục tiêu, khớp nối đồng bộ, bổ sung các chỉ tiêu về hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội còn thiếu và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Tạo dựng hình ảnh không gian kiến trúc đô thị hài hòa giữa hiện trạng và phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển mới, bền vững, hội nhập với sự phát triển của khu vực, tạo đã thúc đẩy quá trình đô thị hoặ và tăng trưởng kinh tế; phù hợp với nội dung Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị
– Là cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất đai; Tổ chức lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung và các dự án đầu tư trong khu vực: Đề xuất danh mục các chương trình đầu tư và dự án chiến lược; Kiểm soát phát triển và quản lý đô thị: Giải quyết các dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt để phù hợp với định hưởng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng đô thị vệ tinh Xuân Mai được duyệt.
6. Nội dung đồ án quy hoạch:
6.1. Quy hoạch sử dụng đất:
Phân khu đô thị Xuân Mai (Khu 1) được chia thành 4 khu quy hoạch dựa trên khung giao thông chính là các đường trục chính đô thị và ranh giới nghiên cứu. Trong mỗi khu quy hoạch bao gồm các ô quy hoạch (tương đương các đơn vị ở hoặc nhóm ở) và đất đưởng khu vực.

Ghi chú:
– (*) Trong đất nhóm nhà ở hiện có bao gồm: đất xây dựng nhà ở; công trình phục vụ đời sống dân cư vườn hoa sân chơi, đường giao thông, hạ tầng; đất vườn, ao gắn với nhà ở trong cùng thửa đất (thuộc nhóm ở khu dân cư hiện có); và đất khác trong khu dân cư hiện có… sẽ được cụ thể hóa ở quy hoạch có tỷ lệ bản đồ lớn hơn.
– Khi triển khai các Quy hoạc chi tiết, dự án đầu tư tại giai đoạn tiếp theo cần xem xét cụ thể các nội dung về nguồn gốc, ranh giới, hiện trạng sử dụng đất,… để giải quyết, đảm bảo các nguyên tắc và yếu tố khống chế trong đồ án Quy hoạch phân khu đô thị, phù hợp với pháp lý và đất đai, đầu tư, xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, các quy định pháp luật hiện hành về quy hoạch.
– Các Quy hoạch chi tiết, các chi tiêu tính toán tại đồ án cơ bản áp dụng cho các khu đất, dự án đầu tư phát triển mới. Các công trình hiện có (với yêu cầu đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng) được phép tồn tại, cải tạo chỉnh trang. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch là một phần thị trấn Xuân Mai hiện hữu, tại đây đã có các Quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư đã và đang triển khai được xem xẻ tiếp tục thực hiện theo quy hoạch phân khu đô thị này và các quy định pháp luật hiện hành.
– Các chỉ tiêu đất dân dụng đô thị, đất đơn vị ở xác định theo Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 được duyệt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021 BXD.. – Về quỹ đất nhà ở xã hội, tái định cư
Theo Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5019 QĐ-UBND ngày 29 11 2021 (Kế hoạch này mang tính chất tạm thời, sau khi Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030 và định hưởng đến năm 2040 được duyệt sẽ thực hiện rà soát, điều chỉnh để phê duyệt chính thức đảm bảo phù hợp Chương trình phát triển nhà ở của Thành phố), tại đô thị vệ tinh Xuân Mai chưa bố trí các khu nhà ở xã hội tập trung. Do vậy, đồ ăn để xuất
+ Đối với quỹ đất có chức năng nhóm nhà ở sẽ ưu tiên bố trí nhà ở xã hội tập
trung theo nhu cầu khi có chủ trương, chỉ đạo của Thành phố, Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2040 được cấp thẩm quyền phê duyệt
Các dự án phát triển nhà ở thương mại bố trí nhà ở xã hội theo đúng Nghị định số 100 2015 NĐCP ngày 20/10 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý Nhà ở xã hội, Nghị định 49 2021 NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bo sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 12 – 2013 của HĐND Thành phố Hà Nội.
– Khi triển khai các quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư ở các bước tiếp theo cẩn xem xét cụ thể các nội dung về nguồn goc, ranh giới hiện trạng sử dụng đất… để giải quyết, đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc và yếu tố khống chế trong đồ án Quy hoạch phân khu, phù hợp với pháp lý về đất đai và dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thảm quyền phê duyệt, các quy định pháp luật hiện hành về quy hoạch, kiến trúc.
Số liệu hiện trạng số liệu quy hoạch do chính quyền địa phương và Viện Qu hoạch xây dựng Hà Nội lập và chịu trách nhiệm về sự chính xác, tĩnh thống nhất, đồng bộ với hệ thống bản vẽ, thuyết minh, quy định quản lý.
6.2. Giải pháp phân bố dân cư và quỹ đất trong các khu quy hoạch:
* Phân bổ chi tiêu sử dụng đất cho 04 khu quy hoạch như sau:
Khu quy hoạch A có tổng diện tích khoảng 453,96ha, dân số đô thị khoảng 23.665 người và sinh viên lưu trú khoảng 13.415 người, được chia thành 05 ở quy hoạch [ễ quy hoạch ký hiệu A-1. Diện tích khoảng 165,43ha; Dân số khoảng 13.000 người (dân số đô thị 800 người, sinh viên lưu trú: 12 200 người), O quy hoạch ký hiệu 0 A-2 Diện tích khoảng 16,4ha, Dân số khoảng 950 người. Ô quy hoạch ký hiệu A-3 Diện tích khoảng 77 99ha, Dân số khoảng 4.645 người (dân số đô thị 3.430 người, sinh viên lưu trú 1 215 người); Ô quy hoạch ký hiệu A-4 Diện tích khoảng 96,78ha; Dân số khoảng 9 805 người; Ở quy hoạch ký hiệu A-5; Diện tích khoảng 78,38ha, Dân số khoảng 8.680 người), bao gồm 02 đơn vị ở và 03 nhóm nhà ở
Khu quy hoạch B có tổng diện tích khoảng 146,08ha, dân số đô thị 16.700 người, được chia thành 03 ở quy hoạch (Ô quy hoạch ký hiệu B-1: Diện tích khoảng 23.47ha; Dân số khoảng 4 200 người; Ở quy hoạch ký hiệu B-2 Diện tích khoảng 43,6ha; Dân số khoảng 5.150 người; 0 quy hoạch ký hiệu B-3 Diện tích khoảng 74,6ha; Dân số khoảng 7,350 người), bao gồm 03 đơn vị ở
– Khu quy hoạch C có tổng diện tích khoảng 122,64ha, dân số đô thị khoảng 13.720 người, được chia thành 02 ô quy hoạch (Č quy hoạch ký hiệu C-1: Diện tích khoảng 64,25ha. Dân số khoảng 4.810 người; Ở quy hoạch ký hiệu C-2: Diện tích khoảng 54,76ha, Dân số khoảng 8.910 người), bao gồm 02 đơn vị ở
Khu quy hoạch D có tổng diện tích khoảng 118,57ha, dân số đô thị 4.015 người và số sinh viên lưu trú khoảng 2.785 sinh viên, được chia thành 02 ô quy hoạch (Ô quy hoạch ký hiệu D-1: Diện tích khoảng 95,99ha; Dân số khoảng 6.400 người (dân số đô thị. 3.615 người, sinh viên lưu trú 2 785 người. Ô quy hoạch ký hiệu D-2: Diện tích khoảng 22 58ha; Dân số khoảng 400 người) bao gồm 02 nhóm nhà ở
* Một số nội dung trong quy hoạch sử dụng đất.
Highlight
– Các ở quy hoạch được giới hạn bởi các tuyến đường chính khu vực trở lên để kiểm soát phát triển. Trong các ô quy hoạch gồm các ô đất chức năng đô thị; vị trí và ranh giới các ô đất xác lập trên bản vẽ có tính chất định hướng, ranh giới, quy mô, chức năng sử dụng đất của các ô đất sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư có xem xét thêm việc phù hợp với các chức năng sử dụng đất hiện trạng, tuân thủ các quy định tại Luật quy hoạch đô thị, Luật nhà ở, Luật đất đai…. các quy hoạch chuyên ngành và các quy định hiện hành khác. Chi tiêu quy hoạch sử dụng đất của từng ô quy hoạch được xác lập tại bản vẽ là
– các chỉ tiêu “gộp” (Bruto) tối đa của đơn vị ở nhằm kiểm soát phát triển chung. Chi tiêu cụ thể sẽ được xác định ở giai đoạn lập quy hoạch chi tiết, tuân thủ các chi tiêu quy hoạch kiến trúc khung tại đồ án quy hoạch phân khu được duyệt. Quy chuẩn Xây dựng. Tiêu chuẩn hiện hành, có thể áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến nước ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định; Ranh giới, quy mô, chức năng và các chi tiêu quy hoạch kiến trúc cụ thể sẽ được xác định chính xác trong giai đoạn Quy hoạch chi tiết 1/500 và dự án đầu tư xây dựng đảm bảo tính pháp lý về hiện trạng và nguồn gốc sử dụng đất. Cho phép nghiên cứu, đề xuất hoán đổi vị trí, quy mô, ranh giới các lò đất trong đồ án, dự án nhưng vẫn đảm bảo chỉ tiêu chung theo định hướng Quy hoạch phân khu được duyệt – được xác định là cụ thể hoá Quy hoạch phân khu và không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch phân khu này.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được tính toán đến mạng lưới đường khu vực, các chỉ tiêu sử dụng đất, tầng cao công trình đến từng ô quy hoạch (tương đương các đơn vị ở hoặc nhóm ở độc lập); quá trình triển khai lập tổng mặt bằng, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và dự án đầu tư xây dựng sẽ được tiếp tục cụ thể hóa theo quy trình quy định pháp luật có liên quan. Đối với các tuyến đường quy hoạch (từ đường phân khu vực trở xuống), sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng phù hợp với điều kiện hiện trạng. Mạng lưới giao thông tại một số khu vực tại các khu dân cư tập trung hiện có được nghiên cứu cụ thể ở giai đoạn Quy hoạch chỉ tiết, tỷ lệ 1/500 đảm bảo về cơ sở pháp lý và phù hợp với thực tiễn, tính khả thi và hạn chế tối đa việc đền bù giải phóng mặt bằng, được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và không phải điều chỉnh quy hoạch phân khu này.
– Đối với các đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt đã triển khai xây dựng phủ hợp với Quy hoạch phân khu này thì tiếp tục thực hiện theo nội dung đã được phê duyệt. Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện đầu tư xây dựng hoặc đang triển khai thủ tục lập dự án đầu tư, cần được Cơ quan quản lý các cấp kiểm tra, rà soát, đối chiếu với Quy hoạch phân khu được phê duyệt, báo cáo kết quả và soát và đánh giá tác động. Trường hợp có sự thay đổi về chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc, phải báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, đảm bảo nguyên tắc cân đối chung về hạ tầng khu vực, phù hợp với các chi tiêu khung của ô quy hoạch, tuân thủ Quy chuẩn xây dựng và Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.
– Các lô đất chức năng được phép xây dựng và được nghiên cứu xây dựng, bao gồm các loại đất công cộng đô thị, cây xanh và thể dục thể thao đô thị, trưởng trung học phổ thông, công cộng đơn vị ở, trường tiểu học, trung học cơ sở; trường mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo), cây xanh và thể dục thể thao đơn vị ở, nhóm nhà ở xây dựng mới, nhóm nhà ở hiện có (cải tạo chỉnh trang hoặc tái thiết), bãi đỗ xe; dịch vụ – làng nghề, cơ quan; di tích, tôn giáo, an ninh – quốc phòng; đầu mối hạ tầng kỹ thuật,… trong đó
+ Đất công cộng đô thị bao gồm các chức năng chính: Trụ sở hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ, khách sạn, văn phòng…. Vị trí, quy mô và các chi tiêu sử dụng đất sẽ được xác định cụ thể ở quy hoạch tỷ lệ lớn hơn.
+ Đất công cộng đơn vị ở bao gồm các chức năng chính: Trụ sở hành chính, văn hóa, y tế, thương mại, dịch vụ. Vị trí, quy mô và các chi tiêu sử dụng đất sẽ được xác định cụ thể ở quy hoạch tỷ lệ lớn hơn.
+ Đất ở bao gồm: đất ở làng xóm và đất nhóm nhà ở; vị trí, quy mô và các chỉ tiêu sử dụng đất sẽ được xác định xác định cụ thể ở quy hoạch tỷ lệ lớn hơn, tuân thủ Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
+ Đối với đất ở làng xóm hiện có hạn chế san lấp hồ ao; quỹ đất trống (đất công) có kế hoạch sử dụng ưu tiên bố trí theo thứ tự: sân chơi, vườn hoa, công trình sinh hoạt cộng đồng, bãi đỗ xe, trạm điện, điểm tập kết rác,.. phục vụ cộng đồng dân cư khu vực, tổ chức không gian chuyển tiếp giữa khu mới và khu cũ, đảm bảo cho phát triển hài hòa, bền vững của khu vực dân cư. Không gian giáp ranh tổ chức thành không gian chuyển tiếp giữa khu dân cư mới và cũ, đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững của khu vực làng xóm đô thị hóa. Đối với một số lô đất có chức năng khác (đất công cộng, cơ quan, văn hóa, thể thao…) năm trong khu vực này ranh giới, chức năng cụ thể sẽ được xác định theo Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất (hoặc giấy tờ về đất được cấp thẩm quyền xác định theo đúng quy định của pháp luật), dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt
Đối với đất nhóm nhà ở xây dựng mới nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại vẽ hệ thống hạ tầng kỹ thuật tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, khai thác các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển đa dạng với các loại hình nhà ở chung cư. liền kề, biệt thự, nhà vườn, trong đó ưu tiên phát triển nhà ở hỗn hợp ở các trục giao thông chính và nhà ở sinh thái trong lối các khu đô thị, nhằm hài hòa với cảnh quan hiện có.
+ Trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới (tại các ô quy hoạch ký hiệu B-1, B-2; B-3; C-1, C-2) cần dành diện tích đất ở hoặc nhà ở để phát triển nhà ở xã hội tuân thủ quy định tại Luật thủ đô, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quân lý nhà ở xã hội, Nghị quyết số 06/2013/NĐ-HĐND ngày 12/7/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và các quy định khác có liên quan. Vị trí, địa điểm, quy mô diện tích đất của từng dự án xây dựng nhà ở xã hội do cơ quan quản lý chuyên ngành đề xuất căn cứ vào nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố đảm bảo tuần thủ các quy định hiện hành. + Về quỹ đất nhà ở xã hội, tái định cư.
+ Trong các dự án phát triển nhà ở thương mại cần dành diện tích đất ở hoặc nhà ở để ưu tiên phục vụ công tác di dân giải phóng mặt bằng (nếu có), phát triển nhà ở xã hội, tuân thủ các Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và các quy định hiện hành có liên quan. Trường hợp chính sách về nhà ở xã hội có thay đổi, UBND Thành phố sẽ xem xét cụ thể, chỉ đạo đảm bảo phủ hợp quy định mới
+ Trong quá trình triển khai lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư (giai đoạn sau). đất ở xây dựng mới cần xác định cụ thể hóa các quỹ đất theo thứ tự ưu tiên. Quỹ đất ở tải định cư phục vụ nhu cầu di dân giải phóng mặt bằng trong khu vực và đô thị, quỹ đất và nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp và các mục đích khác… theo chủ trương chính sách của thành phố và quy định pháp luật hiện hành.
+ Đối với đất công trình di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng đã hoặc chưa được xếp hạng, quy mô diện tích và vùng bảo vệ sẽ được xác định chính xác khi lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, dự án đầu tư được phê duyệt, biên bản khoanh vùng bảo vẽ hoặc ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ Luật Di sản văn hóa
-Đối với đất công nghiệp, kho tàng hiện có không phù hợp với quy định an toàn, PCCC và quy hoạch phân khu này, từng bước di dời đến khu vực tập trung theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Quỹ đất sau khi di dời được thực hiện theo quy hoạch phân khu được duyệt.
+ Đối với đất an ninh quốc phòng trừ những khu vực năm trong phạm vi mở đường theo quy hoạch hoặc không đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ, còn lại cơ bản được giữ nguyên theo hiện trạng và chủ trương của cấp có thẩm quyền chấp thuận, còn lại cơ bản được giữ nguyên theo hiện trạng, việc nghiên cứu xây dựng sẽ được thực hiện theo dự án riêng do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa và mộ hiện có không phù hợp quy hoạch, từng bước di dời quy tập mộ đến khu vực nghĩa trang tập trung của thành phố:
++ Trong giai đoạn quá độ, khi thành phố chưa có quỹ đất để quy tập mộ các ngôi mộ hiện có được tập kết tạm vào nghĩa trang tập trung hiện có. Các nghĩa trang tập kết tam phải được tổ chức lại thành khu khang trang, sạch sẽ, tiết kiệm đất và phải có hành lang cây xanh cách ly, hệ thống xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường được cấp thẩm quyền phê duyệt (tuyệt đối không được hung táng mới). + Về lâu dài, khi thành phố xây dựng các nghĩa trang tập trung theo quy hoạch,
khu vực nghĩa trang hiện có sẽ được di chuyển theo lộ trình phù hợp. Hành lang bảo vệ hoặc cách ly các công trình di tích, giao thông, hạ tầng kỹ thuật để điều được xác định cụ thể tại quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn, tuân thù Tiêu chuẩn Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành.
– Trong ranh giới nghiên cứu hiện có các tuyến cống, mương phục vụ tưới tiêu thoát nước chung cho khu vực, khi lập quy hoạch chi tiết hoặc nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng cần có giải pháp đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống tưới tiêu thoát nước theo các giai đoạn đầu tư xây dựng
Giao thông khu vực trong các ô đất mang tính định hướng, sẽ được xác định chính xác ở bước triển khai quy hoạch chi tiết 1/500 trên cơ sở cập nhật các dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đối với các tuyến đường quy hoạch đi qua khu ở hiện có (từ đường khu vực trở xuống), sẽ được xác định cụ thể ở quy hoạch tỷ lệ lớn hơn, phù hợp với điều kiện hiện trạng được coi là cụ thể hóa Quy hoạch phân khu, không phải thực hiện điều chỉnh Quy hoạch phân khu này.
– Trên cơ sở quy mô đỗ xe tại từng khu vực khuyến khích xây dựng bãi đỗ xe cao tầng. góp phần tăng quy mô đỗ xe phục vụ khu vực (cụ thể sẽ do cấp thẩm quyền xem xét, quyết định trên cơ sở tuân thủ Quy chuẩn, Tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan).
Các số liệu về chức năng sử dụng, quy mô diện tích đất và các số liệu hiện trạng các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư, quy hoạch mặt bằng được thu thập và bổ sung vào đồ ăn này bằng biện pháp đo vẽ thủ công nên độ chính xác có hạn chế, cụ thể sẽ được xác định trong quá trình lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn.
– Hành lang bảo vệ hoặc cách ly các công trình di tích, giao thông, hạ tầng kỹ thuật để điều, được xác định cụ thể tại quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành.
6.3. Tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị:
6,3,1, Tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan
a) Bố cục không gian kiến trúc toàn phân khu:
– Phát triển đô thị dựa trên định hướng Quy hoạch chung đô thị vệ tỉnh Xuân Mai đã được phê duyệt, bao gồm các khung giao thông chính và các khu chức năng đô thị hiện hữu.
– Phân khu đô thị Xuân Mai (khu 1) được định hưởng không gian kiến trúc theo hình thái đặc trưng của thị trấn Xuân Mai hiện hữu với chủ yếu là các công trình nhà ở công cộng… thấp tầng, trung tầng tập trung tại trung tâm thị trấn. Các trường đào tạo, cơ quan an ninh quốc phong cũng được xây dựng thấp tầng mật độ thấp. Các khu vực phát triển mới được bổ trị về phía Đông Bắc khu vực nghiên cứu, trong đó bám dọc hai bên đường QL6 sẽ là các công trình công cộng đô thị, quảng trưởng kết hợp nhà ga đường sắt, nhà ở hỗn hợp… được xây dựng với khối tích lớn, tầng cao trung binh, mật độ thấp tạo điểm nhấn cho đường trục chính đô thị, các khu đô thị mới được tổ chức theo hướng đô thị sinh thái thấp tầng, trung tầng, mật độ xây dựng thấp nhằm đảm bảo tính hài hoà giữa khu làng xóm hiện có với khu vực xây dựng mới và tạo cạnh quan đẹp cho toàn bộ khu đô thị Đối với khu vực đất ở hiện có, cái tạo. Nâng cao chất lượng không gian, bổ sung tăng cường hệ thống hạ tầng xã hội (sân chơi, giáo dục, y tế, văn hóa, dành quỹ đất tổ chức không gian vườn hoa, cây xanh,…) và hạ tầng kỹ thuật (giao thông cấp thoát nước, vệ sinh môi trường…); không san lập hộ ao; cấu trúc khu nhà ở làng xóm xanh sạch đẹp mật độ xây dựng thấp, nhiều sân vườn, nâng cao chất lượng sống, tạo khoảng đem với các khu vực phát triển mới bởi các công viên cây xanh, công trình công công hạn chế gia tăng mật độ, tầng cao với các khu vực làng xóm hiện hữu. Các khu vực phát triển mới kẻ săn phải đảm bảo không gian có nét tương đồng ven khu vực làng xom hiện hữu tránh các xung đột về mỹ quan.
– Hình thành các hành lang xanh sinh thái trên cơ sở các tuyến sông, suối hiện có, không làm thay đổi đặc điểm tự nhiên của khu vực. Đảm bảo bề rộng của hành lang xanh, hành lang an toàn theo quy định, phần còn lại được phép phát triển các khu nhà thấp tầng kiểu biệt thự, mật độ xây dựng thấp; hoặc duy trì, cải tạo, chính trang các khu dân cư hiện có. Trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết phải xác định rõ quy mô mặt cắt ngang các tuyển thoát nước, các hành lang cách ly, cấm xây dựng, phạm vi ranh giới đất rừng (nếu có)… để có giải pháp bảo vệ theo đúng quy định pháp luật và
định hưởng quy hoạch. – Các tuyến sông, mương, kênh rạch và mặt nước hiện có được khai thác phát triển tạo thành khung không gian xanh cho toàn đô thị
b) Các khu vực trọng tâm, các tuyến điểm nhấn, điểm nhìn quan trọng – Khu vực trọng tâm và khu vực điểm nhấn: Là thị trấn Xuân Mai hiện hữu (điểm giao của đường QL6 và QL21A và 2 ga đường sắt đô thị kết nối đô thị vệ tinh Xuân Mai với các đô thị lân cận). Tại đây các công trình công cộng thương mại dịch vụ, văn hóa, y tế… nhà ở hiện có sẽ được mở rộng, nâng cấp cải tạo theo hướng hiện đại, tăng tầng cao, kết hợp với không gian cây xanh, quang trưởng tạo thành điểm nhấn về không gian quan trọng cho toàn bộ khu vực nghiên cứu.
Các tuyến quan trọng. Là tuyến đường trục chỉnh đô thị QL6 (B=60m) và tuyển QL21A gồm giao thông đường bộ và đường sắt đô thị. Tại vị trí các nhà ga đường sắt đô thị là tổ hợp không gian cây xanh quảng trường và các công trình công cộng thương mại dịch vụ, văn hóa … – Điểm nhìn quan trọng. Các điểm nhìn quan trọng là các hưởng từ nút giao của 2 đường trục chính đô thị hướng về trung tâm Hà Nội và hướng về khu vực phát triển mới phía Đông Nam của đô thị vệ tinh Xuân Mai.
c) Các yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc và bảo vệ cảnh quan
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn xảy dựng Việt Nam về bố cục quy hoạch công trình, vị trí quy mô công trình, các chỉ tiêu về sử dụng đất, khoảng lùi, mật độ xây dựng, tầng cao công trình. Khuyến khích áp dụng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn xây dựng theo mô hình sinh thái phù hợp với điều kiện hiện trạng tại đô thị.
Đối với khu vực làng xóm cũ cải tạo theo hướng tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh hạ tầng xã hội, giữ được cấu trúc làng xóm cũ mặt đồ xây dựng thấp, nhiều sân vườn, hình thức công trình kiến trúc truyền thống. Tạo ra những vùng đệm giữa khu vực phát triển đô thị mới cao tầng và khu làng xóm cũ tạo sự hài hòa chuyển đối dần về không gian cũng như giải quyết các vấn đề về kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
– Các công trình tôn giáo tín ngưỡng, di tích lịch sử như đình, chùa, nhà thờ… được tôn tạo, quản lý về hình thức kiến trúc, chiều cao khoảng cách công trình xung quanh di tích không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.
– Tạo lập các không gian xanh các khu công viên đô thị, công viên sinh thái nghỉ dưỡng dựa trên cảnh quan mặt nước, kênh rạch hiện có chảy ra sông Tích, sông Bùi.
– Tổ chức các khu nhà ở chất lượng cao, theo hướng thấp tầng đến trung tầng và mật độ xây dựng thấp, dành quỹ đất tổ chức không gian cây xanh và các khu nhà ở thu nhập thấp, nhà ở phục vụ di dân GPMB
– Bổ sung nâng cấp hệ thống dịch vụ hạ tầng xã hội. giáo dục, y tế, văn hóa… Tổ chức hệ thống đầu mối giao thông, tuyến đường trục chính đô thị (đường QL6 và QL21A), tuyến đường sắt đô thị chạy dọc theo 2 trục chính đô thị, các nhà ga đường sắt đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trạm điện, cấp nước, khu xử lý nước thái, bến bãi tiếp vận…
d) Định hướng phát triển không gian các khu vực chức năng Khu ở Thực hiện cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan dựa trên khu trung tâm thị trấn Xuân Mai hiện hữu, nâng cấp bổ sung kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn. Phát triển không gian đô thị mới về phía Đông đường QL21A theo hướng các công trình dịch vụ đô thị bám dọc trục chính đô thị, tầng cao trung binh, thấp dần về phía sau là các khu nhà ở mới sinh thái thấp tầng, mật độ trung bình
Khu chức năng đô thị khác (công cộng, giáo dục đào tạo…): Khuyến khích chuyển đổi các cơ sở công nghiệp sang chức năng công cộng, dịch vụ đô thị, chức năng hỗn hợp. Nâng cấp, cải tạo các cơ sở đào tạo phù hợp định hướng phát triển của đô thị. Tổ chức xây dựng các trung tâm thương mại gắn kết với hệ thống giao thông công cộng đặc biệt tại khu vực giao điểm của các tuyến đường sắt nội đô.
– Công viên cây xanh và không gian mở. Bảo vệ giá trị cảnh quan tự nhiên của các kênh, mương dẫn nước từ khu vực đồi núi cao xuống sông Tích, sông Bùi và các mặt nước lớn hiện có tạo thành khu công viên nghỉ ngơi thư giãn cho người dân, là
trục không gian xanh kết nối toàn đô thị.
6.3.2. Thiết kế đô thị:
a) Các nguyên tắc, yêu cầu chung thiết kế đô thị.
– Tuân thủ định hướng phát triển không gian theo Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 được duyệt.
Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị; Thống nhất, hài hòa về không gian giữa phân khu đô thị Xuân Mai (khu 1) với các phân khu khác trong tổng thể chung của đô thị vệ tinh Xuân Mai. Đảm bảo tính kế thừa về kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hoá địa phương, phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị
– Khai thác hợp lý cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ, gắn với tiện nghi, nâng cao hiệu quả sử dụng không gian và bảo vệ môi trường đô thị.
– Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế đã được xác lập trong quy hoạch phân khu
– Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo Luật, Nghị định, Thông tư và Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
– Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình có liên quan.
b) Thiết kế đô thị phân khu
Trên cơ sở nguyên tắc thiết kế đô thị nêu trên, đồ án đã phân tích cấu trúc không gian đô thị, phân vùng thiết kế, đề xuất các giải pháp, quy định cụ thể về
– Thiết kế đô thị đối với khu chức năng.
– Thiết kế đô thị đối với ở quy hoạch.
– Thiết kế đô thị đối với các trục tuyến chính, quan trọng.
– Thiết kế đô thị đối với các điểm nhấn trọng tâm.
– Thiết kế đô thị đối với các không gian mở.
6.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
64.1. Quy hoạch giao thông:
– Đường sắt đô thị
+ Tuyến đường sắt đô thị Hà Đông Xuân Mai: theo quy hoạch được kéo dài tuyến số 2A từ ga Yễn Nghĩa đến hết đô thị vệ tỉnh Xuân Mai và bố trí đi nổi dọc dài phân cách giữa của tuyến đường Quốc lộ 6. Trong phạm vi phân khu đô thị bố trí 4 ga đường sắt đô thị
+ Tuyến đường sắt đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai bố trí đi nổi dọc dài
phân cách giữa Quốc lộ 21A kết nối chuỗi đô thị vệ tinh Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai
Trong phạm vi phân khu đô thị bố trí 2 ga đường sắt đô thị
(Lưu ý. Vị trí, tuyến và ga các tuyến đường sắt đô thị sẽ được xác định chính xác trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng được cấp thăm phê duyệt).
– Giao thông đường bộ
+ Quốc lộ 6. Mặt cắt ngang điển hình rộng B-60m (chỉ giới đường đó, thành phần mặt cắt ngang tuyến đường sẽ được xác định theo hồ sợ chỉ giới đường đỏ, tỷ lệ 1/500 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 09/5/2014)
Quốc lộ 21, mặt cắt ngang điển hình rộng B–70m. (chỉ giới đường đo, thành phản mặt cắt ngang đối với đoạn tuyến Sơn Tây-Hoa Lạc-Xuân Mai sẽ được xác định theo hồ sơ chỉ giới đường đó, tỷ lệ 1/500 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 11/5/2017). Đối với đoạn tuyến còn lại.
+ Tuyến đường chỉnh đô thị mặt cắt ngang điển hình B-40m (6 làn xe).
+ Tuyến đường chỉnh khu vực phía Nam trường Đại học Lâm Nghiệp, mặt cắt ngang đường rộng B=40m (4 làn xe). Tại dải phân cách trung tâm bố trí tuyến điện 220KV (di chuyển tuyến 220KV Hòa Bình – Hà Đông hiện hữu cắt qua khu vực thị trấn Xuân Mai).
xe).
+Các tuyến đường chính khu vực: Mặt cắt ngang điển hình rộng 24m-30m (4 làn
+ Các tuyến đường khu vực: Mặt cắt ngang điển hình rộng B-17m-24m (2-4 làn xe).
– Mạng lưới đường nội bộ Được xác định mới, bổ sung gồm: các tuyến đường phân khu vực có quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng B > 13,0m-17,0m; các tuyến đường nhóm nhà, vào nhà sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn lập quy hoạch chi tiết tiếp sau. Các tuyến đường cấp nội bộ trên bản về chỉ là nghiên cứu sơ bộ để đảm bảo cơ cấu mặt độ mạng lưới đường, đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, bổ trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật và sẽ được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung ở các giai đoạn lập quy hoạch, lập dự án đầu tư tiếp sau. Đối với các khu vực đã có Quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 hoặc dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt, mạng lưới đường được xác định theo các đồ án, dự án được duyệt. Đối với các khu vực chưa có Quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị tỷ lệ 1:500 hoặc dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt, vị trí, hướng tuyến, quy mô, chỉ giới đường dò các tuyến đường sẽ được xác định chính thức ở giai đoạn lập Quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, chỉ giới đường đo tỷ lệ 1/500 hoặc dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt
– Nút giao thông
+ Nút giao khác cốt. Xây dựng nút giao thông khác mức giữa tuyến đường quốc lộ 6 và đường quốc lộ 21 Hình thức nút giao (hầm chui hoặc cầu vượt) sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng nút giao được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Nút giao bằng: Các nút giao còn lại là các nút giao bằng
– Giao thông công cộng. Đối với mạng lưới xe buýt hiện có tiếp tục được sử dụng, từng bước bổ sung thêm các tuyến xe buýt mới dọc theo các tuyến đường cấp khu vực trở lên các tuyến xe buýt được bố trí kết nối dễ dàng với các ga đường sắt đô thị. khoảng cách các trạm khoảng 300-500m và không quá 800m.
– Bãi đỗ xe.
+ Chỉ tiêu tính toán diện tích đất bãi đỗ 3,5m2/người (theo QCVN 01:2021/BXD). Tổng diện tích đất bãi đỗ xe theo tính toán trong phạm vi nghiên cứu khoảng: 26ha, trong đó bố trí quỹ đất 13,34ha bãi đỗ xe công cộng tập trung. Phần diện tích bãi đỗ xe còn lại sẽ được xác định trong quá trình lập dự án đầu tư của các công trình xây dựng mới theo chỉ tiêu tính toán xác định theo đồ án Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 08/4/2022.
+ Các bãi đỗ xe công cộng nằm trong thành phần đất đơn vị ở chủ yếu phục vụ khách vãng lai và khu vực dân cư hiện có đảm bảo bán kính phục vụ khoảng 300-500m. Vị trí, quy mô, công suất, công năng, chức năng sử dụng của các bãi đỗ xe sẽ được xác định chính xác ở giai đoạn lập quy hoạch tiếp sau hoặc theo dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đáp ứng nhu cầu đỗ xe theo quy chuẩn, tiêu chuẩn. Tại các bãi đỗ xe công cộng tập trung khuyến khích xây dựng các ga ra đỗ xe nhiều tầng (ngầm hoặc nổi) để tiết kiệm quỹ đất, nâng cao hiệu quả đầu tư và đáp ứng chỉ tiêu diện tích đỗ xe cho khu vực. Để thu hút đầu tư, tại các bãi đỗ xe công cộng tập trung quá trình triển khai tiếp theo, cho phép nghiên cứu bố trí kết hợp các dịch vụ phụ trợ, thương mại, các tiện ích dịch vụ đô thị (trạm nạp điện, trạm cung cấp xăng dầu, rửa xe nhà vệ sinh công cộng, điểm tập kết rác thải sinh hoạt …).
+ Ngoài ra, tại các khu vực đất cây xanh cho phép nghiên cứu, bổ sung các bãi đỗ xe trên cơ sở nhu cầu thực tế (đảm bảo diện tích xây dựng không được vượt quá 20% tổng diện tích khu đất). Tùy từng vị trí các bãi đỗ xe sẽ được nghiên cứu xây dựng ngầm hoặc trên mặt bằng kết hợp chức năng đất cây xanh.
– Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ

+ Chỉ giới đường đó trên bản vẽ được xác định trên cơ sở tọa độ tìm đường, mặt cắt ngang điển hình để xác định sơ bộ hướng tuyển mạng lưới đường quy hoạch trên bản đồ tỷ lệ 1/2000. Đối với các tuyến đường đã có hồ sơ chỉ giới đường đó tỷ lệ

1/500, dự án đầu tư hoặc nằm trong khu vực đã có Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, chỉ giới đường đó được xác định theo các hồ sơ được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đối với các tuyến đường còn lại sẽ được xác định chính xác theo hồ sơ chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500, dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường hoặc theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp thẩm quyền phê duyệt
+ Chỉ giới xây dựng được xác định để đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông phòng cháy chữa chảy và kiến trúc cảnh quan, chỉ giới xây dựng cụ thể của từng công trình được xác định theo cấp đường quy hoạch theo quy định của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
+ Hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật: tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn quy phạm ngành và Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
– Các chi tiêu đạt được:
+ Tổng diện tích đất xây dựng đô thị
+ Tổng diện tích đất giao thông
515,44ha (100%)
145,83ha (28,29%), trong đó:
Đất đường giao thông (tỉnh đến đường khu vực): 132,49ha (đạt tỷ trọng 25,7%, chi tiêu |7,83m2/người, mật độ 10,8km/km2). Đất bãi đỗ xe công cộng tập trung : 13,34ha (2,59%). Diện tích bãi đỗ xe chưa
bao gồm đất bãi đỗ xe công cộng trong các công trình xây dựng mới.
6.4.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
a) Quy hoạch cao độ nền
– Khu vực xây dựng mới: Tuân thủ và phù hợp với đồ án Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai được UBND Thành phố phê duyệt, cụ thể cao độ nền trung bình 210m. Riêng một phần khu vực phía Đông quốc lộ 21A: cao độ nén trung bình >7,5m, hạn chế việc tôn nền kết hợp việc xây dựng hệ thống đường bao, trạm bơm tiêu cục bộ của từng khu vực đảm bảo yêu cầu thoát nước (giải pháp thiết kế cụ thể sẽ được nghiên cứu ở giai đoạn sau).
– Khu vực dân cư cũ, làng xóm hiện có: Cơ bản giữ nguyên theo cao độ hiện trang. Đối với khu vực thấp sẽ được từng bước cải tạo chỉnh trang phù hợp với cao độ nền và hệ thống thoát nước của khu vực (trường hợp cần thiết sẽ xây dựng trạm bơm. cục bộ để đảm bảo thoát nước, tránh ủng ngập cục bộ; Cụ thể xác định theo dự án riêng).
– Khu vực dự án đã được phê duyệt cao độ nên xác định theo dự án.
Fill & Sign
– Khu vực công viên cây xanh, hồ điều hòa được thực hiện theo dự án riêng
b) Quy hoạch thoát nước mưa. Theo định hướng quy hoạch được duyệt, hướng thoát nước mưa của khu vực ra sông Tích và sông Bùi, được chia thành 03 lưu vực thoát nước chính gồm:
– Lưu vực I (phía Tây Bắc, Tây Nam quốc lộ 6): được thoát tự chảy ra sông Bùi thông qua các tuyển công kích thước BxH-0,6mx0,6m-2,0mx2,0m, D800mm- D1500mm dọc theo các tuyến đường quy hoạch, các tuyến kênh hở và hệ thống hồ điều hòa hồ Xuân Mai 5, diện tích khoảng 3ha, hồ Tăng Thiết giáp 1, 2, tổng diện tích khoảng 6,2ha…
– Lưu vực 2 (phía Bắc sông Bùi, phía Nam đường quy hoạch B–40m gồm 02 tiểu lưu vực 2.1 và 2.2): được thoát tự chảy ra sông Bùi thông qua các tuyến cống kích thước BxH=0,6mx0, 6m-2,5mx2,5m; D600mm-D2000mm dọc theo các tuyến đường quy hoạch, các tuyến kênh hở và hệ thống hồ điều hòa hồ Xuân Mai 3, diện tích khoảng 2ha, …
– Lưu vực 3 (phần diện tích lưu vực còn lại): được thoát tự chảy ra sông Bùi, sông Tích thông qua các tuyến cống kích thước BxH=0,6mx0,6m-1,5mx1,5m; D800mm-D1500mm dọc theo các tuyến đường quy hoạch, các tuyến kênh hở và hệ thống hồ điều hòa hồ Xuân Mai 2 diện tích khoảng 2,35ha, hồ Xuân Mai 4, diện tích khoảng 2ha… Khi mực nước sông Tích cao, nước mưa của một phần lưu vực phía Đông Bắc được bơm cưỡng bức ra sông Tích bằng trạm bơm, công suất khoảng 4m3/s (vị trí, công suất, quy mô, ranh giới, chế độ hoạt động trạm bơm trong đồ án chỉ là sơ bộ, sẽ được xác định cụ thể chính xác theo dự án riêng).
6.4.3. Quy hoạch cấp nước
a) Nguồn cấp: Tuân thủ và phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch chung xây dựng đô thị vệ tinh Xuân Mai được duyệt, cụ thể: Nguồn cấp cho khu quy hoạch từ nhà máy nước mặt Sông Đà (giải pháp cấp nguồn, vị trí, quy mô xây dựng trạm bơm tăng áp, kích thước các tuyến ống truyền dẫn sẽ được xác định cụ thể theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội và dự án đầu tư xây dựng được duyệt).
b) Mạng lưới cấp nước. Xây dựng các tuyến ống truyền dẫn kích thước $400mm+ D1200mm; các tuyến ống phân phối chính kích thước 100mm =250mm dọc theo các tuyến đường quy hoạch theo dạng mạch vòng đảm bảo cấp nước liên tục và an toàn cho toàn bộ khu quy hoạch.
c) Cấp nước chữa cháy:
Xây dựng các họng cứu hỏa đấu nối với mạng lưới cấp nước có đường kính >100mm. Khoảng cách các họng cứu hoả trên mạng lưới được bố trí theo quy định hiện hành. Vị trí các họng cứu hỏa gần ngã ba, ngã tư thuận lợi cho công tác phòng cháy chữa cháy.
– Tại các hồ chứa nước trong khu vực vực có bố trí các hố thu nước cứu hoả phục vụ cho hệ thống cứu hoả của thành phố.
– Vị trí lắp đặt các họng cứu hỏa và hố thu nước cứu hỏa sẽ được xác định trong giai đoạn thiết kế sau.
6.4.4. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
a) Quy hoạch thoát nước thải. Tuân thủ định hướng thoát nước thải đã được xác định tại đồ án quy hoạch chung đô thị vệ tỉnh Xuân Mai đã được phê duyệt, cụ thể:
Đối với khu vực dân cư làng xóm hiện có sử dụng hệ thống thoát nước nửa
riêng tại vị trí đấu nối tuyến cống bao với tuyến thoát nước thải sẽ xây dựng các ga tách nước thải. Nước thải được tách về các các tuyến cống thoát nước thải và được vận chuyên về trạm xử lý để làm sạch hoàn toàn. – Đối với khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn với
thoát nước mưa. Nước thải sinh hoạt từ các công trình được thu gom vào các tuyến công bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông, tập trung về nhà máy xử lý. Nước thái tại nhà máy xử lý được làm sạch đạt yêu cầu vệ sinh môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận
– Nước thải của các khu công nghiệp, bệnh viện,… được xử lý bằng trạm xử lý nước thải cục bộ riêng của khu đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường trước khi xả vào mạng lưới thoát nước thải chung của khu vực.
– Xây dựng mạng cống thoát nước thái kích thước D300mm-D700mm và các trạm bơm chuyển bậc để dẫn nước thái về nhà máy xử lý nước thải tập trung, công suất nhà máy khoảng 33.650 m3/ngđ. Vị trí, công suất, quy mô, ranh giới nhà máy xử lý nước thải tập trung, trạm bơm chuyển bậc trong đồ án chỉ là sơ bộ, sẽ được xác định cụ thể chính xác theo dự án riêng.
– Trong giai đoạn hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu vực chưa được xảy dựng đồng bộ theo quy hoạch, các khu vực dự án đô thị mới phải xây dựng các trạm xử lý nước thái cục bộ để xử lý nước thải của khu đô thị đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường tuân thủ các quy định hiện hành.
b) Quản lý chất thải rắn:
– Chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn của bệnh viện, công nghiệp… phải được thu gom, xử lý riêng với rác thải sinh hoạt.
Chất thải rắn sinh hoạt. Được thu gom và xử lý tại các khu xử lý chất thải rắn tập trung Núi Thoong (công suất khoảng 450T/ngđ), Đồng Kẻ (công suất khoảng 1.200T/ng đ). Bố trị các trạm trung chuyển chất thai văn tại khu vực cây xanh phục vụ nhu cầu khu quy hoạch
– Nhà vệ sinh công cộng: Trên các trục phố chính, các khu thương mại, khu công viên, các bến xe và các nơi công cộng khác, bố trí nhà vệ sinh công cộng đảm bảo về sinh môi trường và mỹ quan đô thị (vị trí sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn tiếp theo)
c) Nghĩa trang:
– Tuân thủ và phù hợp với đồ án quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụ thể: Không xây dựng, bố trí nghĩa trang mới trong phạm vi phân khu quy hoạch. Nhu cầu an táng mới của nhân dân được đáp ứng tại nghĩa trang tập trung Trần Phú (quy mô 25ha) và các nghĩa trang tập trung khác của thành phố. Các nghĩa trang hiện có năm trong khu quy hoạch phải dừng các hoạt động tăng (hung tăng, cát tăng ), từng bước đóng cửa, trồng cây xanh cách ly đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường quy hoạch
– Xây dựng 01 nhà tang lễ, quy mô khoảng 1,0 ha phục vụ nhu cầu cho khu
6.4.5. Quy hoạch cấp điện
a) Nguồn cấp: khu quy hoạch được cấp nguồn từ các trạm biến áp 110kV Xuân Mai (công suất hiện có 2x40MVA, nâng công suất thành 2x63MVA) và bổ sung nguồn cấp từ trạm 110KV Xuân Mai 2 dự kiến xây dựng (công suất 3x63MVA ) phía
Nam khu quy hoạch
b) Mạng lưới cấp điện
– Lưới điện cao thế: giữ nguyên tuyển 220kV Hòa Bình – Tây Hà Nội qua khu vực trường Đại học Lâm Nghiệp và nhánh rẽ đến trạm biến áp 220KV Xuân Mai, đường dây 110kV từ trạm biến áp 110kV Xuân Mai đi thị trấn Lương Sơn và Nhà máy xi măng Hòa Bình: di dời, gộp chung mạch các tuyến đường dây 220kV Hòa Bình – Hà Đông, di dời, hạ ngầm một phần đường dây 110kV từ trạm biến áp 220kV Xuân Mai về trạm biến áp 110kV Xuân Mai và đường dây 110KV từ trạm biến áp 110kV Xuân Mai đi Lương Sơn.

– Lưới điện trung thể: xây dựng các tuyến cáp ngầm 22kV dọc các tuyến đường quy hoạch để cấp nguồn đến các trạm biến áp 22/0,4kV hiện có và dự kiến trong các ô

đất quy hoạch. Các tuyến cáp ngầm này được bố trí đi trong hào cáp hoặc tuy nen kỹ thuật dọc các tuyến đường.
– Trạm biến áp, cải tạo, di chuyển các trạm biến áp 35/0,4kV và tuyến đường dây 35kV hiện có vào các vị trí phù hợp mạng lưới giao thông; từng bước chuyển đổi thành cấp điện áp 22kV. Đối với các trạm biến áp xây dựng mới đảm bảo bán kính phục vụ không quá 300m, bố trí gần trung tâm các phụ tải và đường giao thông để thuận tiện trong công tác lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng
Vị trí, số lượng và công suất các trạm biến áp và các tuyến đường dây cao thể, trung thế sẽ được thực hiện, điều chỉnh theo quy hoạch chuyên ngành cấp điện được cáp thẩm quyền phê duyệt
c) Cấp điện chiếu sáng. Hệ thống chiếu sáng đèn đường trong phạm được cấp nguồn từ các trạm biến áp công cộng. Xây dựng cáp tuyến cáp ngầm hạ thế 0,4KV cấp diện chiếu sáng đèn đường dọc vỉa hè hoặc trên dải phân cách. Đối với những tuyến có bề rộng lòng đường ≥12m bố trí chiếu sáng hai bên, những tuyến đường có bề rộng lòng đường nhỏ hơn 12m được bố trí chiếu sáng một bên. Các khu đất cây xanh, quảng trường trung tâm, nút giao thông khác cốt, mạng lưới chiếu sáng được thiết kế theo dự án riêng đảm bảo tiêu chuẩn quy phạm và thống nhất với quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan.
6.4.6. Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc:
– Nguồn cấp: Khu quy hoạch được cấp nguồn thông tin liên lạc từ trạm vệ tinh Xuân Mai (dung lượng 100.000 số). – Mạng lưới cáp quang
+ Xây dựng các tuyến cáp trục dọc theo các tuyến đường quy hoạch đấu nối từ các tổng đài Vệ tinh đến Tổng đài điều khiển.
+ Xây dựng các tuyến cáp trung kể từ tổng đài vệ tinh đến các tủ cấp thuê bao. Các tuyến cáp thuê bao sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn thiết kế sau.
– Các tù cấp dự kiến được bố trí tại các khu đất cây xanh, công trình hỗn hợp. công cộng của khu vực.
Vị trí, dung lượng, số lượng các trạm vệ tinh, tổng đài vệ tinh, tủ cập và tuyến cáp quang được xác định, điều chỉnh theo quy hoạch chuyên ngành thông tin liên lạc được cấp thẩm quyền phê duyệt.
6.4.7. Quy hoạch năng lượng
Quick Recognition
Fill & Sign
R
Edit Text Object
Edit
– Nhu cầu: việc tính toán nhu cầu bố trí cửa hàng xăng dầu sẽ được xác định trên cơ sở quy mô dân số của từng khu vực phát triển đô thị (quy mô dân số khoảng 7500- 8000 người cho phép bố trí 01 cửa hàng xăng dầu). Khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới phải đảm bảo tối thiểu là 300m.
– Vị trí bố trí tại các khu đất có các chức năng sau: bãi đỗ xe, đất công cộng, đất hỗn hợp, đất công nghiệp, kho tàng, đất đơn vị ở, đất nhóm ở, đất làng xóm hiện có, đất dự trữ phát triển địa phương, nhóm nhà ở hiện có cải tạo chính trang. Vị trí, quy mô các cửa hàng xăng dầu đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về khoảng cách an toàn giao thông, PCCC theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, cụ thể sẽ được xác định trong quá trình lập quy hoạch chi tiết tiếp sau hoặc theo các dự án đầu tư riêng được duyệt.
6.5. Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị
Cơ bản tuân thủ quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10,000 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 15/3/2022, cụ thể như sau
65 ) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm
Dọc theo các trục đường giao thông đô thị bố trí các tuynel kỹ thuật, kích thước sẽ được cụ thể và chi tiết ở giai đoạn sau, các tuynel kỹ thuật này chứa hệ thống cấp nước phân phối, hệ thống cáp điện, thông tin liên lạc.
Riêng hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cống bàn, hệ thống thoát nước bẩn. đường ống cấp nước loại 1, 2 sẽ được xây dựng theo tuyến riêng (khoảng cách đảm bảo theo quy định tại QCVN).
Dọc theo các đường liên khu vực xây dựng các hảo cáp kỹ thuật, kích thước sẽ được cụ thể và chi tiết ở giai đoạn sau, các hào kỹ thuật này chứa hệ thống cấp nước phân phối, hệ thống cáp điện, thông tin liên lạc.
6.5.2. Các khu vực xây dựng công trình ngầm:
a) Công trình công cống ngầm:
Không gian ngầm công cộng được xác định dưới phần đất có chức năng sử dụng đất công cộng thành phố và khu ở.
– Vị trí không gian ngầm công cộng này được xác định trong bản về quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất phần sơ đồ quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị
Chức năng sử dụng không gian ngầm công cộng bao gồm các chức năng: thương mại, dịch vụ cấp thành phố và khu ở hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe
(Không xây dựng văn phòng giao dịch, khách sạn, nhà nghỉ…) – Quy hoạch không gian công cộng ngầm chỉ có tính minh hoạ, nhằm thể hiện ý đồ tổ chức không gian ngắm và mối liên hệ các không gian ngầm công cộng với nhau. Vị trí, quy mô cụ thể các không gian công cộng ngầm sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn.
– Đối với không gian công cộng ngầm thuộc các khu vực đã và đang triển khai đầu tư xây dựng, tiếp tục thực hiện theo dự án đã được phê duyệt. Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng cần được nghiên cứu xem xét điều chỉnh theo quy định hiện hành để phù hợp quy hoạch phân khu. Đối với các đồ án quy hoạch, quy hoạch tổng mặt bằng, dự án đang nghiên cứu mà chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, hoặc đã được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cần được nghiên cứu lại để phủ hợp với quy hoạch phân khu này.
b) Đối với đất ở Sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn và dự án đầu tư xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt
c) Đối với bãi đỗ xe; khuyến khích xây dựng bãi đỗ xe ngầm thuộc đất cây xanh thành phố, khu ở, đất bãi đỗ xe và đơn vị ở nhằm tiết kiệm đất, trên mặt đất tổ chức thành các không gian cây xanh phục vụ mục đích chung cho khu vực. – Đối với đất công cộng khác và cơ quan, văn phòng, khuyến khích xây dựng chỗ đỗ xe ngầm nhằm tiết kiệm đất.
– Khi nghiên cứu xây dựng các không gian ngầm cụ thể của từng khu vực, phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quy định hiện hành của Nhà nước.
65.3. Nguyên tắc, yêu cầu đấu nối kỹ thuật, đầu nối không gian ngầm: thống. Đấu nối kỹ thuật, đầu nối không gian ngầm phải đảm bảo đồng bộ, theo hệ
ngầm. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm về đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian
– Không gian ngầm công cộng phải được kết nối với không gian công cộng nổi, hệ thống giao thông, đường đi bộ ở các khu vực hợp lý và được cụ thể hóa ở giai đoạn
sau
6.6. Đánh giá tác động môi trường chiến lược:
– Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Tạo hành lang bảo vệ sông hồ. Cấm mọi hình thức xả thải không qua xử lý trực tiếp ra nguồn.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tiếng ổn: Trồng cây xanh cách ly quanh khu vực bến xe, trạm xử lý nước thải, các khu công nghiệp tập trung, các tuyển đường giao thông lớn
– Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất. Sử dụng đất một cách hợp lý, phân đợt đầu tư, khi chưa có kế hoạch phát triển cần khai thác tiếp tục diện tích đất lúa
– Giảm thiểu ảnh hưởng tại biến môi trường; Thiết lập hệ thống quan trắc giảm sát môi trường
– Khi triển khai lập dự án đầu tư trong phạm vi phân khu đô thị. Chủ đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 Các phương án bảo vệ môi trường đối với Dự án sẽ được chi tiết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
7. Quy định quản lý:
– Việc quản lý đất đai, đầu tư và xây dựng cần tuân thủ quy hoạch và “Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Xuân Mai (Khu 1), tỷ lệ 1/2000″ được ban hành kèm theo hồ sơ quy hoạch này. Ngoài ra còn phải tuân thủ quy định tại Luật và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố; Quy chuẩn quy hoạch xây dựng Việt Nam.
– Việc điều chỉnh, thay đổi, bổ sung quy hoạch phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
– Trong quá trình triển khai quy hoạch xây dựng có thể áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm nước ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép
8. Các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện:
8.1. Các dự án chiến lược
– Dự án phát triển hệ thống hạ tầng khung đối ngoại: Nâng cấp mở rộng quốc lộ 6 gắn với việc kéo dài tuyến đường sắt đô thị kết nối đô thị trung tâm với đô thị Xuân Mai, nâng cấp mở tuyến đường Hồ Chí Minh, xây dựng mới tuyến đường Hà Đông – Xuân Mai làm động lực phát triển đô thị và thu hút đầu tư.
– Dự án phát triển du lịch gắn với bảo vệ các khu vực cảnh quan đặc thù, bảo tồn, cải tạo chính trang các khu vực làng xóm hiện hữu.
8.2 Các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đầu
– Cải tạo nâng cấp mở rộng quốc lộ 6; cải tạo đường Hồ Chí Minh. – Xây dựng tuyến trục trung tâm mới đô thị kết nối 2 cực phát triển đô thị.
– Xây dựng dự án tái định cư phục vụ nhu cầu giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
– Xây dựng mạng lưới đường đô thị trong các khu vực được hoạch định phát triển trong giai đoạn đầu.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
– Các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/5000 (hoặc 1/2000) được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2010) nay bị thay thế bởi đồ án quy hoạch phân khu đô thị, tỷ lệ 1/2000 nay.
– Giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Chịu trách nhiệm về chất lượng đồ án quy hoạch và tính chính xác về số liệu trong hồ sơ, đồ án (bao gồm cả đánh giá hiện trạng và phương án quy hoạch); Hoàn chỉnh hồ sơ trình Sở Quy hoạch – Kiến trúc xác nhận.
– Giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội. Xác nhận hồ sơ bản vẽ Quy hoạch phân khu đô thị Xuân Mai (Khu 1), tỷ lệ 1/2000 và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phù hợp với nội dung Quyết định này, chuyển lưu trữ hồ sơ đồ án theo quy định.
– Giao UBND huyện Chương Mỹ chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội tổ chức công bố công khai nội dung đồ án quy hoạch được duyệt cho các tổ chức, cơ quan liên quan và nhân dân được biết, thực hiện.
– Giao UBND huyện Chương Mỹ, UBND thị trấn Xuân Mai, Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trưởng. Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động Thương binh và Xã hội. Công an Thành phố; Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, Chủ tịch UBND thị trấn Xuân Mai, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này